Dữ liệu đang dần trở thành chìa khóa thành công của mọi chiến dịch tiếp thị, giúp cho người làm Marketing hiểu rõ hơn, dự đoán hành vi khách hàng và tối ưu hóa chiến lược tiếp thị. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực, mà còn đảm bảo hiệu suất và hiệu quả cao hơn cho doanh nghiệp. Có thể nói, Data-driven Marketing không chỉ là một xu hướng, nó đã trở thành một sự cần thiết trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay.

Data-driven Marketing là gì?

Theo tạp chí Forbes, trong năm 2010 thế giới đã tạo ra khoảng 2 ZB (zettabyte) dữ liệu số, tương đương 22,000,000,000,000 GB. Đến năm 2020, Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố báo cáo cho biết con số này đã tăng lên 44 ZB và sẽ tiếp tục tăng theo cấp số nhân.

Nguyên nhân chính của sự bùng nổ này là do sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị sử dụng nền tảng và công nghệ kỹ thuật số. Phần lớn những gì chúng ta chạm vào sẽ tự động tạo ra dữ liệu, tự động được ghi nhận và chuyển về các máy chủ thông tin để đợi được xử lý. Quá trình xử lý thông tin này dành cho các hoạt động Marketing được gọi chung là Data – driven Marketing.

Chưa có định nghĩa chính thức cho khái niệm Data driven marketing, nhưng có thể hiểu: “Data-driven Marketing là một hình thức marketing trong đó mọi quyết định được đưa ra dựa trên dữ liệu và thông tin khách hàng.”

Marketing truyền thống đến Data-driven Marketing

Năm 1902, khái niệm “marketing” lần đầu được sử dụng tại Trường Đại học Tổng hợp Michigan (Mỹ) và nhanh chóng trở thành môn học được quan tâm tại nhiều trường đại học trọng điểm khác. Đến thập niên 30 của thế kỷ 20, các doanh nghiệp hiểu rằng muốn bán được nhiều hàng cần thêm nhiều nỗ lực để tiêu thụ, thúc đẩy kênh bán và khuyến mại và bắt đầu thực hiện các khảo sát khách hàng, thu thập thông tin và dữ liệu để đưa ra quyết định kinh doanh. Đây chính là tiền thân của ngành nghiên cứu thị trường, một mảng rất quan trọng trong Marketing truyền thống

Với sự xuất hiện của máy tính, kết nối internet, việc phân tích dữ liệu cho marketing đã được nâng lên một tầm cao mới. Nhiều phần mềm có thể xử lý hàng trăm ngàn dữ liệu chỉ sau vài giây, trả ra những báo cáo rõ ràng, đẹp mắt, có chế độ lọc để lựa chọn kết quả tổng thể hay chi tiết,… Quá trình này giúp công việc của người làm Marketing trở nên dễ dàng, các quyết định đưa ra cũng nhanh chóng và chính xác hơn. Đây chính là cơ sở đầu tiên của Data-driven marketing – một xu hướng hoàn toàn mới.

Vai trò của Data-driven Marketing

Căn cứ cho các nhận định và mục tiêu Marketing

Trước đây, việc đánh giá và đưa ra các mục tiêu kinh doanh phần lớn đều dựa trên kinh nghiệm. Bây giờ, việc làm này có thể thực hiện hoàn toàn dựa trên lượng dữ liệu thu thập theo phễu hành vi khách hàng theo logic cụ thể và chính xác hơn. Với lượng data đủ lớn, doanh nghiệp hoàn toàn có căn cứ để đánh giá lại các nhận định. Đây là ưu thế vượt trội của hình thức marketing dựa trên dữ liệu lớn so với Marketing theo cách truyền thống.

Marketing Funnel
Marketing Funnel

Ví dụ trong biểu đồ trên, đo lường hiệu quả từ video ra đơn hàng. Khi tiếp cận 100 khách hàng, video mang lại 60 đơn thành công, tỷ lệ từ đầu phễu đến cuối phễu là 60%. Nhận định tỉ lệ ra đơn từ video đang cao hơn các bài post chạy quảng cáo (đang là 30%). Nhưng khi tiếp cận 10.000 khách hàng, tỉ lệ ra đơn từ đầu phễu đến cuối phễu chỉ còn là 24% với 2.400 đơn hàng / 10.000 người tiếp cận.

Tối ưu các chiến dịch quảng cáo

Hiện nay hầu hết các nền tảng như Facebook, TikTok, đến sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada đều đưa ra các phân tích chỉ số cụ thể, chi tiết với lượng mẫu đủ lớn. Ngoài ra, với sự phát triển vượt trội của công nghệ người làm Marketing cũng có thể sử dụng các công cụ trực quan hóa dữ liệu như Power BI, Tableau,… để có thể tập trung dữ liệu và vẽ lên các Automation Dashboard giúp theo dõi sự thay đổi trong dữ liệu ở mọi thời điểm.

Qua đó, người làm marketing dễ dàng đánh giá dạng quảng cáo nào thích hợp nhất với từng tệp khách hàng, nội dung, hình ảnh và thông điệp nào tương tác tốt nhất, giờ nào đăng dễ bán hàng nhất. Doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí và tăng tối đa hiệu quả quảng cáo nhờ tăng giảm ngân sách hợp lý cho từng chiến dịch.

Brand Awareness Measuring Kpi Dashboard Brand Value Estimation Guide Formats PDF
Awareness Dashboard

Hạn chế rủi ro

Dữ liệu có khả năng tạo ra bệ đỡ vững chãi cho các quyết định của các nhà quản trị. Đây là ý nghĩa cực kỳ quan trọng của Data-driven Marketing. Ví dụ: Thông qua dữ liệu bán hàng ở từng cửa hàng, doanh nghiệp có thể nhận biết được các sản phẩm nào đang bán chạy ở những khu vực nào, từ đó, điều động các sản phẩm đến từng khu vực phù hợp, tránh việc tồn đọng hàng hóa.

Quản lý rủi ro

Quản lý rủi ro

Kết luận

Có thể nói, kỷ nguyên Marketing đang bước vào một trang mới với sự đồng hành của công nghệ, giúp các hoạt động Marketing trở nên bài bản và hiệu quả hơn. Qua nội dung trên, hy vọng các Marketer đã có được cái nhìn đúng về tầm quan trọng của chiến lược Data-driven marketing đối với doanh nghiệp và sự nghiệp.

Hãy làm chủ Data-driven Marketing với khóa học của Davizas ngay hôm nay để sẵn sàng bứt phá trên thị trường trong năm 2025 sắp tới. Liên hệ Fanpage Davizas để nhận được tư vấn ngay lập tức!

Source: MISA